Công cụ tăng tốc DNS, cải thiện 40% tốc độ duyệt web

05:56 | Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Northwestern University giới thiệu công cụ giúp giải quyết điểm yếu của các dịch vụ DNS công cộng.
Việc tăng cường bảo mật và tính riêng tư trên các dịch vụ DNS công cộng như Google Public DNS (DNS khá quen thuộc với người dùng Việt Nam 8.8.8.8), OpenDNS sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất truy cập web. Công cụ“namehelp”của nhóm nghiên cứu sẽ giúp khắc phục điểm yếu này, cải thiện tốc độ truy cập web lên 40% thông qua tối ưu hóa các thiết lập trên máy tính người dùng, hỗ trợ tương tác giữa các dịch vụ DNS công cộng với các mạng truyền tải nội dung. Bạn sẽ nhận được nội dung từ nguồn cung cấp gần nhất.
Công cụ tăng tốc DNS, cải thiện 40% tốc độ duyệt web
Công cụ mới là kết quả nghiên cứu trên 10.000 host ở 100 quốc gia, giúp người truy cập web tìm thấy nội dung mình cần trong thời gian nhanh nhất có thể với các giải thuật hỗ trợ truy vấn DNS. Nhóm nghiên cứu nhận thấy các dịch vụ DNS công cộng thường chuyển hướng sai hoặc chỉ ra những nguồn cung cấp nội dung truy vấn khá xa.
Nội dung nghiên cứu này sẽ được nhóm trình bày tại Hội nghị Đo lường Internet (Internet Measurement Conference - IMC 2012) diễn ra vào tháng 11/2012 tại Boston, Mỹ.
Hiện bạn có thể tải về namehelp”, công cụ này hỗ trợ Windows, Mac OS X, Ubuntu/Debian Linux
Read more…

5 thủ thuật hay cho Internet Explorer 10

05:56 | Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Nếu bạn truy cập thông qua Start Screen, trình duyệt IE 10 sẽ rút gọn xuống cung cấp tối đa không gian để người dùng duyệt web và vị trí của các nút và thanh địa sẽ hiển thị ở bên dưới cùng của màn hình. Đó là một cách tiếp cận mới hấp dẫn, nhưng IE 10 rõ ràng là vẫn còn thiếu nhiều tính năng và các tùy chọn khi so với các đối thủ khác.
Trong thực tế, bạn có thể nghĩ rằng IE 10 không thể làm gì khác hơn là duyệt web. Tuy nhiên bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 thủ thuật hay cho người dùng khai thác và tối ưu hóa IE 10 theo cách riêng của mình.

Thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định

Những số liệu gần đây đã chỉ ra rằng thị phần của Bing đang phát triển, nhưng nếu bạn vẫn thích sử dụng Google để tìm kiếm, bạn có thể cấu hình lại cho Internet Explorer 10 (IE 10) trong Windows 8.
Kích hoạt IE 10 trong chế độ desktop và kích chọn biểu tượng bánh răng (Settings) ở góc trên cùng bên phải. Trong menu xổ xuống bạn chọn Manage add-ons.
5 thủ thuật hay cho Internet Explorer 10
Trong cửa sổ mới xuất hiện, bạn chọn mục Search Providers trong khung Add-on Types ở bên trái, bạn sẽ thấy Bing được liệt kê riêng và chọn làm công cụ tìm kiếm mặc định.
5 thủ thuật hay cho Internet Explorer 10
Tại đây, bạn nhấp vào liên kết Find more search providers… ở góc dưới cùng bên trái. Cửa sổ IE 10 mới sẽ mở ra và truy cập đến Internet Explorer Gallery, tại mục Search Providers. Bạn bấm chọn công cụ tìm kiếm ưa thích của mình. Trong ví dụ của tôi, tôi đã chọn Google là công cụ tìm kiếm mặc định.
5 thủ thuật hay cho Internet Explorer 10
Sau khi lựa chọn xong, bạn bấm nút Add to Internet Explorer. Một cửa sổ xác nhận sẽ xuất hiện, bạn kích vào tùy chọn Make this my default search provider để thiết lập công cụ tìm kiếm bạn vừa chọn làm dịch vụ tìm kiếm mặc định. Sau cùng bấm nút Add để áp dụng.

Pin và Favourites

Từ cái nhìn đầu tiên, IE 10 sẽ không xuất hiện nút Favourites/Star để người dùng lựa lại danh sách các trang web yêu thích của mình. Lý do cho điều này là rất đơn giản, hiện nay có hai cách để thêm một trang web vào bookmarks của bạn.
5 thủ thuật hay cho Internet Explorer 10
Trong Windows 8, bạn có 2 lựa chọn với tính năng bookmarks và một loạt các shortcuts từ Modern UI (trước đây gọi là Metro) Start Screen được biết đến với tính năng Pin. Internet Explorer 10 có một nút Pin, được tìm thấy ở bên phải của thanh Address. Bằng cách nhấp vào nút này, bạn có thể thêm các trang web ưa thích của bạn vào Favourites hoặc Pin ra Start Screen với hai tùy chọn là Add to favourites và Pin to Start.

Truy cập trang web yêu thích và Internet History

Danh sách Favourites và lịch sử trình duyệt được chia sẻ giữa hai phiên bản của IE10 trên Windows 8. Người dùng có thể truy cập vào hai lựa chọn trên theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào cách sử dụng của bạn.
5 thủ thuật hay cho Internet Explorer 10
Nếu bạn đang sử dụng ứng dụng EI 10 trong chế độ Modern UI, danh sách trang web ưa thích có thể được xem bằng cách nhấn vào thanh địa chỉ hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + D. Lịch sử duyệt web sẽ không được hiển thị khi sử dụng trình duyệt trong giao diện Modern UI này mà bạn chỉ có thể truy cập thông qua phiên bản desktop.
Khi sử dụng IE 10 trong chế độ desktop, bạn có thể truy cập vào danh sách trang web yêu thích bằng cách nhấp vào biểu tượng ngôi sao ở góc trên bên phải của cửa sổ trình duyệt hoặc bằng cách nhấn tổ hợp phím Alt + C. Thao tác này sẽ kích hoạt Favorites, Feeds và History Center, trong đó lịch sử duyệt web có thể được truy cập từ thẻ History.

Add-on cho Internet Explorer 10

Người dùng IE 10 sẽ phải lưu ý rằng phiên bản ứng dụng IE 10 trong giao diện mới Modern UI sẽ không hỗ trợ cho Add-on. Thay vào đó, người dùng phải cài đặt và sử dụng các Add-on từ phiên bản IE 10 trong chế độ desktop.
5 thủ thuật hay cho Internet Explorer 10
Để thực hiện, bạn chuyển sang chế độ desktop, khởi động trình duyệt và bấm vào biểu tượng bánh xe ở góc trên cùng bên phải của thanh Address. Trong menu xuất hiện bạn chọn Manage add-on, trong khung Add-on Types ở bên trái, rồi tìm các Add-on (hay còn gọi là plugin) mà bạn muốn sử dụng. Thông qua màn hình này bạn có thể kích hoạt, vô hiệu hóa, hoặc loại bỏ các add-on không cần thiết.

Chặn các trang web yêu cầu vị trí của bạn

5 thủ thuật hay cho Internet Explorer 10
Từ Modern UI, bạn kích hoạt ứng dụng IE lên và bấm tổ hợp phím Win + C hoặc bấm vào cạnh phải của màn hình để mở Charms Bar. Nhấp vào mục Settings > Internet Options, phía dưới mục Permissions, bạn sẽ thấy mục Ask for location , tại đây bạn hãy chuyển sang chế độ On để trả về thiết lập theo mặc định giúp vô hiệu hóa tính năng trên.
Cũng lưu ý tùy chọn Clear bên dưới, cho phép bạn ngăn chặn các trang web mà bạn đã từng chia sẻ vị trí của bạn với vị trí bạn.
Read more…

Một số thủ thuật khắc phục sự cố kết nối internet

05:50 | Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Internet từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của tất cả mọi người, do đó những sự cố mất kết nối internet thực sự là một thảm họa. Đôi khi các sự cố này không bắt nguồn từ nhà cung cấp dịch vụ mà nguyên nhân từ chính chiếc máy tính hoặc dây kết nối hay modem của bạn.
Do đó, bài viết này sẽ đề cập đến một vài nguyên nhân và cách khắc phục cơ bản các sự cố kết nối internet.
Một số thủ thuật khắc phục sự cố kết nối internet

Lệnh Ping

Một cách đơn giản để xem mạng internet của bạn có hoạt động, và có thể truy cập một số trang web nào đó không chính là lệnh Ping. Từ menu Start, gõ vào Command Prompt, trong cửa sổ Command Prompt nhập lệnh Ping Google.com hoặc Ping Genk.vn. Lệnh này sẽ gửi các gói dữ liệu đến máy chủ của trang web đó và nhận tín hiệu phản hồi. Nếu bạn thấy hiển thi các tín hiệu phản hồi cùng độ trễ, tức là mạng internet của bạn hoạt động bình thường và có thể truy cập vào trang web đó.
Một số thủ thuật khắc phục sự cố kết nối internet
Nếu bạn không nhận được tín hiệu phản hồi từ một trang web nào đó, tức là bạn không thể truy cập vào trang web đó. Nếu điều này tương tự với các trang web khác, tức là mạng internet của bạn đã gặp vấn đề. Nếu độ trễ cao, bạn vẫn có thể vào trang web đó, nhưng tốc độ tải trang web sẽ rất lâu.
Có một số trang web không bao giờ phản hồi lệnh Ping, ví dụ như lệnh Ping microsoft.com sẽ không cho kết quả phản hồi, mặc dù bạn vẫn có thể truy cập vào trang web đó.

Không kết nối được một trang web cụ thể

Nếu như bạn không thể truy cập một trang web, trong khi vẫn có thể ping trang web đó, vấn đề có thể nằm ở hệ thống của trang web đó tuy nhiên cũng có thể là ở bạn. Để kiểm tra điều này, bạn có thể sử dụng một số công cụ trên web như: Down For Everyone Or Just For Me hay CheckSite, các công cụ này giúp kiểm tra xem trang web đó không hoạt động với tất cả mọi người, hay chỉ với bạn mà thôi.
Một số thủ thuật khắc phục sự cố kết nối internet
Nếu như kết quả cho trang web đó không làm việc với tất cả mọi người, vấn đề thuộc hệ thống của trang web. Nếu như kết quả cho rằng trang web đó chỉ không làm việc đối với bạn, thì vấn đề nằm ở bạn. Khi đã biết vấn đề nằm ở bạn, bạn nền kiểm tra lại modem và các dây kết nối, hoặc thử các cách khắc phục cơ bản sẽ đề cập trong bài.

Vấn đề về Modem và Router

Nếu bạn không thể truy cập bất kỳ trang web nào, vấn đề có thể do thiết bị Modem và Router. Modem là thiết bị giao tiếp với nhà cung cấp dịch vụ internet, trong khi Router là các thiết bị giúp chia sẻ kết nối với nhiều máy tính hoặc là bộ phát Wi-Fi. Thường Router sẽ có nhiều cổng kết nối, hiện nay nhiều thiết bị vừa là Modem, vừa có thể làm Router.
Một số thủ thuật khắc phục sự cố kết nối internet
Nếu bạn gặp vấn đề về internet, điều đầu tiên nên quan sát là các đèn tín hiệu trên Modem và Router, các đèn tương ứng sẽ hiển thị nguồn điện (Power), kết nối đến máy tính (Lan), kết nối đến nhà cung cấp dịch vụ (Link) và dữ liệu đang hoạt động (Data) . Bạn có thể quan sát các đèn nào không hoạt động để biết vấn đề bạn đang gặp phải. Nếu đèn Data không nháy sáng liên tục, bạn đang gặp vấn đề về mạng và nguyên nhân có thể do nhà cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên bạn có thể thử cách tắt đi rồi bật lại Modem, vì đôi khi một số lỗi phát sinh có thể dễ dàng khắc phục bằng cách restart giống như máy tính. Bạn cũng có thể hard reset bằng cách tìm và ấn vào nút này trên modem, tuy nhiên sau đó bạn sẽ phải tự cấu hình lại trang router trên máy của bạn. Đôi khi sự cố nằm ở Router, và để kiểm tra bạn có thể thử kết nối trực tiếp với modem không thông qua router.

Gặp vấn đề với một máy tính

Nếu như mạng internet của bạn được sử dụng chung bởi nhiều máy tính, trong đó chỉ có một máy tính không thể vào được mạng, có thể là do lỗi phần mềm trên máy đó. Đôi khi virus hoặc một số phần mềm độc hại có thể làm máy của bạn không thể kết nối internet, do đó biện pháp hữu hiệu là quét virus.
Một số thủ thuật khắc phục sự cố kết nối internet
Bên cạnh đó cũng có thể do một số trình duyệt bị lỗi, do đó hãy thử với tất cả trình duyệt trên máy của bạn. Driver card mạng bị lỗi cũng là một nguyên nhân khiến cho máy tính của bạn mất mạng. Ngoài các lý do trên, DNS cũng là một nguyên nhân có thể khiến máy của bạn không thể kết nối internet.

Lỗi DNS

Khi bạn cố gắng truy cập vào trang Google.com, máy tính của bạn sẽ kết nối đến máy chủ DNS và yêu cầu đến địa chỉ IP của trang Google.com. Do đó, bạn có thể truy cập trực tiếp bằng địa chỉ IP mà không thông qua DNS, bằng cách gõ địa chỉ IP trực tiếp của trang web đó vào trình duyệt. Để xem địa chỉ IP của một trang web, bạn có thể vào Start > Command Prompt, nhập lệnh Ping trang web đó, và địa chỉ IP của nó sẽ hiển thị bên dưới.
Một số thủ thuật khắc phục sự cố kết nối internet
Nếu vẫn không được, bạn nên sử dụng máy chủ DNS của hãng thứ ba, như OpenDNS. Bạn có thể thử sử dụng DNS của Google khá phổ biến hiện nay là 8.8.8.8 - 8.8.4.4, bạn có thể sử dụng phần mềm DNS Changer để đổi thay vì vào TCP/IP. Việc đổi DNS cũng giúp bạn có thể truy cập vào các trang web bị chặn.
Một số thủ thuật khắc phục sự cố kết nối internet
Nếu bạn đã thử các cách trên mà vẫn không thể truy cập internet, có lẽ bạn nên gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ để các kỹ thuật viên khắc phục. Mặc dù vậy, việc bật tắt modem là một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất đối với nhiều người.
Read more…

Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng

05:49 | Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Mọi người đều đã quá quen thuộc với việc gửi tệp tin (file) qua email bởi tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ email đều cho phép người dùng gửi những tập tin lớn, mà hầu hết đều hạn chế dung lượng file ở một số MB nào đó.
Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng
Attachments.me là một ứng dụng mở rộng của trình duyệt web Chrome, cho phép bạn gửi kèm file ở bất cứ dung lượng nào vào email. Bạn không cần phải mất một khoản phí nào. Tất cả những gì cần làm là:
- Có một tài khoản Dropbox, Box hoặc Google Drive (tất cả đều miễn phí)
- Có một tài khoản Gmail
- Cài đặt trình duyệt Google Chrome
Trước khi tiến hành, bạn hãy tải file lên dịch vụ đám mây (Dropbox, Box hoặc Google Drive). Một lưu ý nữa là ứng dụng này tương thích tốt với Gmail.

Cài đặt

1. Cài đặt phần mở rộng trong Chrome.
2. Đăng nhập vào tài khoản Gmail. Bạn nên để hộp pop-up để kích hoạt phần mở rộng.
Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng
3. Chọn dịch vụ đám mây mà bạn muốn dùng.
4. Một khi tài khoản của bạn đã kết nối, bạn sẽ có thể soạn thảo email và gắn kèm bất kỳ file nào đã lưu trong đám mây của bạn. Bạn sẽ thấy bên dưới link “Attach a file” có đường link Insert: Cloud file. Đây là đường link của Attachments.me. Nó hoàn toàn khác với link Attach a file – link mặc định đính kèm file của Gmail.
Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng 
5. Sau khi click vào “Insert: Cloud file”, bạn sẽ thấy một cửa sổ khác để bạn chọn dịch vụ đám mây và vào tất cả các file, folder của bạn. Click vào file mà bạn muốn gửi kèm và nhấn “Insert”.
Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng 
6. Đường link sẽ chèn vào email. Người nhận email chỉ cần click vào đường link để truy cập đến file.
Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng 
7. Và cuối cùng, đừng quên nhấn “Send”!
Ngoài đính kèm các file trên đám mây, Attachments.me là một giải pháp rất tuyệt vời để sắp xếp tất cả các file đính kèm đã nhận và gửi qua email. Chỉ cần truy cập tài khoản của bạn, bạn sẽ thấy một thư viện tất cả các email đính kèm và có thể sắp xếp chúng theo cách mình thích. Điều này rất tiện lợi so với việc scan hay tìm kiếm file trong hộp thư của bạn. Bạn cũng có thể dễ dàng đính kèm file lần nữa cho một email mới, ngay từ ứng dụng web.
Thực sự, đính kèm file khi gửi email quan trọng như lưu file vào ổ cứng, vì thế chúng ta nên tìm ra những ứng dụng hữu ích để sử dụng. Attachments.me là một phần mở rộng rất hay dành cho người dùng Chrome.
Read more…

6 mẹo tìm kiếm hay trong Gmail

05:48 | Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Không có gì ngạc nhiên khi đại gia tìm kiếm Google cung cấp tính năng Gmail, nhưng có nhiều thứ mà người dùng Gmail không hề biết đến. 6 thủ thuật giúp bạn tìm kiếm email trong Gmail theo kích cỡ email, thời gian gửi/ nhận email, tìm kiếm tập tin đính kèm, tìm kiếm email đã đọc hoặc chưa đọc..
6 mẹo tìm kiếm hay trong Gmail

1. Tìm kiếm theo kích cỡ

“Size” là toán tử tìm kiếm (search operator) cho phép bạn tìm kiếm email theo kích cỡ. Theo mặc định, đơn vị kích thước để tìm kiếm là byte, nhưng bằng cách thêm chữ “M” vào ngay sau chữ số nhập vào, bạn có thể tìm kiếm email theo kích cỡ tính bằng megabyte. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm kiếm một email có kích thước 5 megabyte, hãy điền “size:5M” vào ô tìm kiếm. Bạn cũng có thể nhập “larger:5M” để tìm email có kích thước lớn hơn 5MB, hoặc “smaller:5M” để tìm email có kích thước nhỏ hơn 5MB.

2. Tìm kiếm theo thời gian

Bạn có thể tìm email theo ngày gửi hoặc ngày nhận với các toán tử: “after:”“before:”. Ví dụ, bạn có thể nhập vào ô tìm kiếm “after:2012/01/01” để tìm những email trong tài khoản của bạn sau ngày 01/01/2012. Bạn có thể một lúc sử dụng cả 2 toán tử để tìm email trong một khoảng thời gian, ví dụ nhập “after: 2011/11/14 before: 2012/05/12” để tìm những email sau ngày 14/11 và trước ngày 12/05/2012.
Ngoài ra còn có các toán tử “older_than:” cho phép tìm kiếm email gửi đi hoặc nhận được trước thời điểm hiện tại bao nhiêu ngày/ tháng/ năm. Cụ thể, công thức tìm kiếm viết tắt “ngày, tháng, năm”  “d, m, y”. Để tìm những email được gửi đi cách đây 2 năm, hãy nhập “older_than:2y” để tìm kiếm.

3. Tìm kiếm theo những thông số cơ bản của email

Có 4 thành phần cơ bản bạn thường phải nhập khi soạn thảo email: to:/from:, cc:, bcc:, subject:. Bạn có thể lấy đây làm những toán tử tìm kiếm. Ví dụ, để kiếm những email đã gửi cho Linh An, nhập “to:Linh An” vào ô tìm kiếm. Để tìm kiếm một email bạn nhận được của Minh với tiêu đề “Tailieu” và email này được CC cho Lan, nhập vào ô tìm kiếm: "from:Minh cc:Lan subject:Tailieu”

4. Tìm tập tin đính kèm theo tên và định dạng

Toán tử “filename:” sẽ tìm kiếm email và trả về kết quả dựa trên tên hoặc định dạng của tập tin đính kèm. Ví dụ, “Filename:PNG” sẽ trả về những email có tập tin đính kèm ở định dạng PNG, và “filename:giaymoi.docx”sẽ trả về email có tập tin đính kèm tên là “giaymoi” và ở định dạng DOCX.
Bạn cũng có thể tìm kiếm tập tin đính kèm ở nhiều định dạng khác như PDF, PPT, MP3 v.v

5. Loại bỏ kết quả tìm kiếm có chứa cụm từ nhất định

Nếu bạn muốn tìm những email có chứa từ “iOS” nhưng không chứa từ “Android”, hãy nhập “iOS – Android” vào ô tìm kiếm.

6. Tìm kiếm email đã đọc/ chưa đọc

Với toán tử “is:”, bạn có thể tìm kiếm những email đã đọc hoặc chưa đọc. Bạn chỉ cần thêm “read” hoặc“unread” vào đằng sau dấu hai chấn. Ví dụ: nhập “is:read” để tìm những thư đã đọc và “is;unread” để tìm những thư chưa đọc.
Read more…

Khôi phục dữ liệu dễ dàng khi bị ghost nhầm !

05:46 | Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012
Mình thấy có khá nhiều bạn đề cập đến vấn đề GHOST nhầm làm mất dữ liệu các ổ D, E...
Và cũng có rất nhiều các hướng dẫn, các ý kiến về cách xử lý. Hôm nay tranh thủ rảnh rỗi mình làm 1 thực nghiệm để các bạn cùng xem.

Cấu hình máy mình đang thực nghiệm:
CPU AMD X2 5200+
HDD 500GB
RAM 2GB

HDD thí nghiệm: 80GB đang có đầy đủ Win tại 1 partition và 2 partitions còn lại chứa dữ liệu.

TIẾN HÀNH:
- Khởi động máy bình thường. Đưa ổ đĩa 80GB vào kiểm tra thông tin đầy đủ 3 partitions Assign L, N, R với dữ liệu ở 2 partitions N và R.





- Khởi động chương trình GHOST. Tiến hành chọn GHOST NHẦM từ IMAGE sang DISK. (Đúng ra phải chọn từ IMAGE sang PARTITION). Vì thế sẽ bị mất hết dữ liệu ổ N và R.









- Kiểm tra lại HDD 80GB xem kết quả sau khi bị GHOST nhầm đã mất hết dữ liệu trong partitions N và R.





KHẮC PHỤC:
- Đưa đĩa Hiren và khởi động chương trình Partition Find and Mount
- Chọn HDD 80GB đã bị mất dữ liệu. Tiến hành Scan với method Thorough



- Ngồi kiếm cái gì đó ăn vì quá trình mất khá lâu khoảng 5 - 10 phút tùy vào tốc độ đọc ổ cứng.
- Với HDD mình thí nghiệm kia đến khoảng 23% của ổ sẽ thấy Partion2 của nó mà vừa nãy là ổ N. Khoảng 62% thì sẽ thấy nốt partition3 mà vừa nãy là ổ R.





KIỂM TRA KẾT QUẢ:
- Lấy dữ liệu ra bằng cách chọn Partition bị mất đã được tìm thấy Mount ra 1 tên ổ đĩa bất kỳ.







Read more…

Hướng dẫn ghost máy!

05:44 | Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012
Đây là bản hướng dẫn phiên bản 9.2 (Bây giờ đã có bản Boot10. Để Ghost máy bạn phải tạo được File ghost lưu ở trong ổ đĩa của máy. Nếu hỏng win bạn đưa đĩa Boot vào thực hiện theo các bước trong hình sau: (Hướng dẫn này chỉ dùng cho các bạn Newbie thôi, các Pro xin không dám qua mặt):


















Vị trí file ghost là do người tạo lưu vị trí của nó có thể khác so với hình vẽ
Read more…

Tiết kiệm mực in phun bằng cách nào?

05:42 | Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Bảo quản cẩn thận: Việc giữ sạch các bộ phận cơ khí bên trong sẽ bảo đảm cho máy in luôn vận hành ở tình trạng tốt nhất. Bạn có thể sử dụng một bình xịt hơi để làm sạch bụi bẩn và các mẩu giấy vụn ra tại các khe dẫn giấy cũng như các thành phần chuyển động khác.
Bảo quản cẩn thận: Việc giữ sạch các bộ phận cơ khí bên trong sẽ bảo đảm cho máy in luôn vận hành ở tình trạng tốt nhất. Bạn có thể sử dụng một bình xịt hơi để làm sạch bụi bẩn và các mẩu giấy vụn ra tại các khe dẫn giấy cũng như các thành phần chuyển động khác.
Hãy bảo đảm rằng các lỗ phun mực nhỏ trên đầu in không bị dính mực khô. Nguyên nhân phổ biến nhất của việc gây tắc nghẽn là do máy in ít vận hành, do vậy bạn nên in ít nhất một bản in mỗi tuần để làm sạch các lỗ phun mực. Nhiều máy in phun được trang bị một chương trình làm sạch các đầu phun mực, nhờ đó có khả năng hạn chế tình trạng nghẹt mực xảy ra.
Không may mắn, những chương trình này thường gây tốn mực, do vậy bạn nên sử dụng một cách cân nhắc. Nếu việc chạy chương trình này không mang lại hiệu quả, bạn cần in một trang khác để tận dụng mực trước khi chạy lại chương trình đó. Ngoài ra, có một số máy in có khả năng tự động làm sạch đầu phun khi bật máy.
Tiết kiệm mực: Một cách khác để hạn chế sự hao phí mực là giảm chất lượng bản in xuống. Một số máy in được trang bị một nút điều chỉnh chất lượng bản in, tuy nhiên bạn cũng có thể nhấn phải chuột lên biểu tượng máy in đang dùng trong cửa sổ Printer and Faxes và tìm đến mục thiết lập chất lượng bản in. Nếu có máy in phun màu nhưng lại thường xuyên thực hiện in đen trắng thì bạn nên vô hiệu hóa cài đặt in màu. Với một vài máy in, việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm mực mà còn giúp tăng tốc độ in.
Để tránh trường hợp phải thay đổi cài đặt chất lượng bản in (hoặc bất kỳ cài đặt nào khác) ở mỗi lần in, bạn cần tạo riêng một cài đặt máy in cho từng nhu cầu khác nhau. Ví dụ, tạo một cài đặt mang tên "Draft" dành cho việc in ở độ phân giải thấp và một cài đặt khác mang tên "Final" dành cho việc in ở chất lượng cao nhất.
Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến 3 yếu tố sau đây để có thể sử dụng máy in có hiệu quả tốt nhất:
Đầu phun: là nhân tố quan trọng trong việc in ấn, ảnh hưởng đến chất lượng của trang in. Mỗi máy in, khi thiết kế cũng được chế tạo kèm theo một bộ phận có chức năng làm sạch bụi bám trên đầu phun, nó thường được kích hoạt một cách ngẫu nhiên khi máy in hoạt động nhưng có thể vì lý do sử dụng lâu ngày hoặc bị lỗi của chương trình mà nó không hoạt động được.
Giấy in: Nên dùng các loại giấy tốt, kích cỡ đồng đều. Các loại giấy rẻ, nhăn nheo hay in 2 mặt giấy có thể bị kẹt giữa các bánh răng làm ảnh hưởng đến cơ cấu truyền động, làm cong đầu phun, tăng áp lực mực hoặc hư hỏng các bộ phận nén áp ở trong máy.
Mực in: Ngoài thị trường hiện nay có khá nhiều loại mực in giá rẻ. Tuy nhiên, các loại mực in này đa phần có nhiều tạp chất, không thể thoát ra hết khỏi đầu phun rất nhỏ trong máy in. Những cặn bẩn này lâu ngày sẽ tích tụ ở đầu phun và gây "tét" đầu phun khi có áp lực mực trong lúc in ấn. Tùy theo số lượng trang in mỗi tháng và máy in có "xịn" hay không mà bạn nên chọn loại mực in phù hợp.
Có rất nhiều sản phẩm cho bạn lựa chọn, như mực in Inktec có xuất xứ từ Hàn Quốc. Inktec sử dụng những nguyên liệu chất lượng cao, được pha trộn một cách hợp lý để bảo vệ đầu phun máy in. Do đó, mực Inktec hầu như không hại cho đầu phun mà còn cho phép mực bơm ra một cách đều đặn với tốc độ cao, bản in sắc nét và bắt mắt.
Read more…

Sự cố in ấn thường gặp và cách xử lý

05:40 | Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012


Để giúp bạn tránh những sự cố trong khi in ấn, bài viết này sẽ điểm qua một số trường hợp trục trặc thường gặp nhất và hướng khắc phục chúng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ sử dụng chiếc máy in, một trong những công cụ không thể thiếu trong công việc thường ngày ở văn phòng, một cách hiệu quả hơn.

1. Không có gì xuất hiện khi bạn cố in

Không thể in bất cứ nội dung gì là sự cố in thông thường nhất nhưng cách khắc phục thường cũng đơn giản nhất: Bạn phải kiểm tra để xem dây nguồn của máy in đã được cắm vào ổ điện, máy in đã được bật và nối với máy tính hay chưa (!).
2. Các lề và các ngắt dòng trên các trang của bạn đều không thích hợp

Các lề của bạn quá rộng hoặc bạn in trên giấy có kích cỡ không chính xác (rất hay gặp nếu bạn nhận tài liệu từ một người khác). Trong trường hợp này hãy chọn File/Page Setup, nhấn tab Paper trong hộp thoại Page Setup và sau đó xem trong mục Paper Size để biết loại giấy Word sẽ dùng để in tài liệu. Nếu bạn thấy mục Paper Size là “A4 210x297mm” thì đây là một tiêu chuẩn kích cỡ giấy ngoại. Nhấp Cancel trong hộp thoại Page Setup và thực hiện các bước sau đây để giải quyết vấn đề này :

+. Chọn Tools/Options để mở hộp thoại Options.
+. Chọn tab Print.
+. Chọn hộp kiểm Allow A4/Letter Paper Resizing nếu nó chưa được chọn và nhấp OK.
+. In tài liệu của bạn
3. Bạn gặp sự cố trong việc in một tài liệu dài mà bạn đã chia thành các phần

Việc in các tài liệu đã được tổ chức thành các phần riêng biệt là điều rắc rối, đặc biệt nếu mỗi phần có sơ đồ đánh số riêng của nó (ví dụ, các trang trong phần thứ nhất của tài liệu �" phần mục lục chẳng hạn - không được đánh số). Việc biết trang nào mà bạn đang xem và các trang nào để in có thể là điều khó khăn. Thanh Status cho bạn biết rằng bạn đang ở trang 8 nhưng tiêu đề trên trang 8 lại cho thấy rằng bạn đang ở trang 5 (trang thứ 5 trong phần hai). Vì thế, nếu một tài liệu được tổ chức thành các phần có cách đánh số trang khác nhau, hãy in lần lượt từng phần một.
4. Các Fonts có diện mạo không thích hợp

Trước tiên, bạn hãy xem tài liệu từ cửa sổ Print Layout để bạn có thể thấy các font hiển thị như thế nào. Nếu chúng không hiển thị đúng thì có thể tài liệu của bạn chứa các font mà máy in của bạn không hỗ trợ. Hãy thay thế các font này bằng các font TrueType. Những font này có các mẫu tự “TT” kế bên tên của chúng trên menu Font, có đặc điểm là hiển thị giống nhau khi được xem trên màn hình và khi được in ra giấy.
5. Hình ảnh không được in ra

Máy tính của bạn có thể thiếu bộ nhớ. Thử tắt máy, khởi động lại máy tính và in lại. Nếu như vậy vẫn không được gì, hãy kiểm tra những khả năng dưới đây :

+ Chọn File/Print và nhấp nút Options trong hộp thoại Print. Trong hộp thoại Print thứ hai, hãy đảm bảo hộp kiểm Drawing Object đã được chọn.
+ Cũng trong hộp thoại Print thứ hai, hãy đánh dấu vào hộp kiểm Draft Output để yêu cầu Word in các tài liệu với ít định dạng hơn. Tùy chọn này dùng để làm việc với các tài liệu trong giai đoạn sửa bản in.
6. Một trang trống được in tại cuối tài liệu

Trang trống được in ra bởi vì bạn để lại một vài đoạn trống ở cuối tài liệu. Nhấn CTRL+ END để đi đến cuối tài liệu, nhấp nút Show/Hide để xem các ký hiệu định dạng đoạn ở cuối văn bản và xoá các ký hiệu này.
7. Header và Footer xuất hiện không chính xác
Nếu header và footer của bạn không nằm vừa trên trang, không có đủ chỗ trống trong lề dành cho header hay footer hoặc chúng nằm trong phần không in ra của trang. Để tạo nhiều chỗ trống hơn cho các header và footer, hãy chọn File/Page Setup, chọn tab Margin trong hộp thoại Page Setup và phóng to lề trên và lề dưới. Đi đến tab Layout và tăng khoảng cách From Edge để header và foooter không bị đẩy vào phần không in của trang.

8. Word không cho bạn chọn lệnh File -> Print

Nếu lệnh File/Print mờ đi trên máy tính của bạn và bạn không thể chọn lệnh này là do máy tính của bạn không biết rằng nó được liên kết với một máy in. Hãy cài đặt lại máy in.

9. Bạn không thể in các đường viền trang

Hầu hết các máy in không thể in text hay hình ảnh nằm quá gần mép của trang. Theo mặc định, các đường viền nằm gần mép của trang, đây là lý do tại sao máy in của bạn không thể xử lý chúng. Hãy thực hiện các bước sau đây để giải quyết sự cố này :

+. Chọn Format/Borders and Shading. Hộp thoại Borders and Shading xuất hiện
+. Chọn tab Page Boder
+. Nhấp nút Options để mở hộp thoại Borders and Shading Options.
+. Bên dưới Margin, nhập các kích cỡ (tính theo điểm ảnh) lớn hơn vào các hộp Top, Bottom, Left và Right để di chuyển các đường viền hơi ra xa khỏi mép của trang.
+. Nhấp OK hai lần.

10. Máy in của bạn in quá chậm

Tốc độ in phụ thuộc vào tốc độ xử lý các yêu cầu in tài liệu. “In ở chế độ nền “ nghĩa là Word có thể in các tệp trong khi bạn thực hiện những tác vụ khác - định dạng một tài liệu hay nhập văn bản chẳng hạn. Bằng cách tắt chế độ in nền, bạn yêu cầu Word dành tất cả nguồn tài nguyên của nó vào tác vụ in và kết quả các tài liệu sẽ được in nhanh hơn. Tuy nhiên, điểm bất lợi là bạn không thể thực hiện công việc nào cả trên tài liệu khi nó đang được in ra.

Thực hiện các bước sau nếu bạn muốn tắt cơ chế in trong nền
- Chọn Tools/Options.
- Chọn tab Print trong hộp thoại Options.
- Hủy chọn hộp kiểm Background Printing và nhấp OK.

Một số lời khuyên khi sử dụng máy in để phục vụ cho việc in ấn

- Bạn nên chọn mua chủng loại giấy in theo đúng yêu cầu của sách hướng dẫn đi kèm, không nên mua những giấy in kém chất lượng (như quá mỏng chẳng hạn) vì giấy chất lượng kém dễ bị kẹt trong khi in. Không nên để giấy in trong môi trường ẩm ướt vì như vậy khi in có thể sẽ có các đốm mực trên giấy.
- Luôn cập nhật trình điều khiển (driver) cho máy in từ website của nhà sản xuất để cải thiện hoạt động của máy in như sửa lỗi các sự cố in ấn trong máy và có thêm nhiều tính năng mới.
- Luôn dành thời gian vệ sinh máy in hàng tuần, không để bụi bẩn bám vào máy in hay giấy vụn sót lại trong máy vì nó sẽ dẫn đến hiện tượng kẹt giấy và nhất là bạn phải giữ cho đầu in (printhead) luôn được sạch.

Hy vọng qua bài viết này công việc in ấn của bạn được suôn sẻ và trôi chảy hơn
Read more…
Trang 1 / 512345»